Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365115116

Hiện tượng đau bụng kinh ở phụ nữ

Hiện tượng đau bụng kinh ở phụ nữ
Điểm trung bình: 5.9 / 10 ( 1348 lượt đánh giá )

Đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp ở chị em phụ nữ trong những ngày đèn đỏ. Hiện tượng đau bụng kinh nguyệt xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đôi khi không đơn giản hết đau là khỏi mà nó còn tiềm ẩn bệnh lý phụ khoa nguy hiểm nào đó. Vậy đau bụng kinh là gì, tại sao lại đau bụng kinh và triệu chứng đau bụng kinh thế nào, bài viết dưới đây sẽ trả lời hết những thắc mắc trên của chị em cũng như hướng dẫn chị em cách phòng tránh đau bụng kinh hiệu quả.

Hiện tượng đau bụng kinh

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là hiện tượng mà mỗi khi đến ngày hành kinh, vùng bụng dưới của chị em luôn có cảm giác đau âm ỉ, gây bức bối, khó chịu. Biểu hiện của đau bụng kinh thường khiến các chị em mệt mỏi, đau lưng và đau bụng nhẹ. Một số trường hợp nữ giới đau bụng kinh nặng còn kèm theo hạ huyết áp, bủn rủn, toát mồ hôi, chân tay lạnh, buồn nôn…

Đau bụng kinh chia làm hai loại: Đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.

  • Đau bụng kinh nguyên phát: Thường gặp ở những bạn gái mới bước vào tuổi dậy thì và kéo dài khoảng 2 - 3 năm.
  • Đau bụng kinh thứ phát: Là do tác động, phản ứng tự nhiên trong cơ thể gây ra trong những ngày hành kinh.

Đau bụng kinh nguyệt tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà mức độ đau bụng có sự khác nhau. Một số trường hợp chị em không gặp phải chứng đau bụng kinh hàng tháng hoặc đau rất ít, đây cũng là biểu hiện rất bình thường. Vậy tại sao có kinh lại đau bụng?

Nguyên nhân đau bụng kinh nguyệt

Nguyên nhân đau bụng kinh nguyệt

Đau bụng kinh nguyệt xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể xuất phát từ nguyên nhân nguyên phát hoặc thứ phát gây ra.

Nguyên nhân nguyên phát

Lý do phổ biến để trả lời câu hỏi: Tại sao đau bụng kinh? là xuất phát bởi nguyên nhân nguyên phát. Do sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài hoặc ở một số bạn gái cổ tử cung quá hẹp, tử cung ở vị trí không bình thường đều có thể gây đau bụng kinh. Trường hợp này thường gặp ở các bạn gái đang trong độ tuổi dậy thì.

Nguyên nhân thứ phát

Trường những đợt hành kinh trước đó không bị đau bụng kinh cho đến thời điểm hiện tại mới có cảm giác đau bụng kinh thì đó là nguyên nhân thứ phát. Trường hợp này rất phổ biến và gặp nhiều ở độ tuổi 30-45. Có nhiều nguyên nhân gây ra đau bụng kinh thứ phát như: lạc nội mạng tử cung, mắc các bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung, đặt vòng tránh thai…

Ngoài 2 nguyên nhân cơ bản này, bệnh đau bụng kinh còn xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý phụ khoa gây ra.

  • Viêm vùng chậu
  • Hội chứng tắc nghẽn vùng chậu
  • Dị tật tử cung
  • Mang trinh đóng kín tuyệt đối
  • Ống cổ tử cung quá hẹp

Một số trường hợp có thể do các yếu tố khác gây ra như: Di truyền, tâm lý căng thẳng, cơ thể mệt mỏi, thừa cân, hoặc sử dụng nhiều chất kích thích...

Các triệu chứng đau bụng kinh

Để phân biệt hiện tượng đau bụng kinh bình thường và đau bụng do bệnh lý khác, chị em phụ nữ có thể phân biệt bằng 3 triệu chứng đau bụng kinh dưới đây:

  • Dấu hiệu đau bụng kinh nguyệt là bụng đau âm ỉ kéo dài hơn 12 tiếng, đầy bụng, tiêu chảy
  • Chân tay bủn rủn, hoa mắt, chóng mặt
  • Ngực căng tức và đầu ngực đau nhẹ
  • Đau đầu, lưng, toát mồ hôi lạnh, hoa mắt, chóng mặt và mệt mỏi. Thậm chí có thể sốt nhẹ
  • Tinh thần và tâm trạng thay đổi, nóng tính và hay cáu giận vô cớ
  • Da nổi nhiều mụn và nhờn hơn bình thường

Đau bụng kinh có ảnh hưởng gì tới sức khoẻ phụ nữ không?

Đau bụng kinh có ảnh hưởng gì?

Đau bụng kinh là những biểu hiện rất bình thường ở chị em phụ nữ, không gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt. Tuy nhiên, theo cơ địa của chị em, có không ít người bị cơn đau dai dẳng hành hạ suốt những ngày hành kinh, bệnh nhân đau bụng nặng, cơn đau kéo dài. Nhiều người phải nghỉ làm hoặc nghỉ học vì không chịu được những cơn đau.

Hiện tượng đau bụng kinh cũng có thể xuất phát từ các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ ở eo tử cung, viêm dính tử cung... Nếu không được chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, thậm chí gây vô sinh – hiếm muộn.

Vì vậy, khi có triệu chứng đau bụng kinh bất thường kèm theo những biểu hiện lạ tại vùng kín, chị em cần đi khám phụ khoa tại các cơ sở y tế chuyên khoa trong thời gian sớm. Tránh trường hợp tự mua, tự kê đơn thuốc về điều trị tại nhà hoặc sử dụng một số biện pháp chống đau bụng kinh không có cơ sở khoa học. Có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như khả năng làm mẹ của chị em.

Cách phòng tránh đau bụng kinh hiệu quả

Phòng tránh đau bụng kinh hiệu quả

Để giảm thiểu những cơn đau bụng kinh, chị em cần:

  • Không nên ăn nhiều đồ cay nóng hoặc những đồ ăn khó tiêu khi sắp đến ngày kinh
  • Tăng cường ăn những loại thực phẩm giàu chất chua hỗ trợ giảm đau bụng kinh
  • Khi đau bụng kinh có thể chườm bụng bằng nước ấm hoặc nước nóng để giảm cơn đau
  • Giữ tinh thần thoải mái, làm việc nhẹ nhàng, tránh những công việc mệt nhọc khiến tình trạng bệnh nặng hơn, đau bụng kinh nhiều hơn. Thậm chí nếu làm việc nặng trong thời kỳ kinh nguyệt khiến cho lượng máu ra nhiều hơn.
  • Thường xuyên tập luyện thể thao để tăng cường dẻo dai cho cơ thể là cách tốt giảm triệu chứng do đau bụng kinh gây ra.
  • Chịu khó thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học sẽ giúp làm giảm thiểu tình trạng đau bụng kinh hàng tháng luôn hành hạ chị em.

Hy vọng với những kiến thức về đau bụng kinh nguyệt mà phòng khám đa khoa Thái Hà chia sẻ sẽ giúp chị em hiểu được những ảnh hưởng cũng như cách phòng tránh đau bụng kinh nguyệt gây ra. Nếu bạn có thắc mắc gì về vấn đề này hãy trao đổi trực tiếp với phòng khám đa khoa Thái Hà để có những kiến thức cụ thể hơn về đau bụng kinh nguyệt hoặc những biểu hiện bất thường về hiện tượng đau bụng kinh nguyệt. Bạn cũng có thể đến trực tiếp địa chỉ Số 11 - Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội để được các bác sĩ tư vấn trực tiếp hay Click vào tư vấn phụ khoa online miễn phí để các chuyên gia giải đáp rõ hơn thắc mắc của bạn.

Tư vấn online miễn phí là cách nhanh mà bạn có thể hiểu rõ về tình hình sức khỏe mà không cần đọc nhiều tài liệu. Hãy nhấp vào khung bên dưới để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám