1 tháng có kinh 2 lần là một trong những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới. Để giúp chị em bổ sung kiến thức về hiện tượng bất thường của chu kỳ kinh nguyệt này, các chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ giải thích rõ hơn ở bài viết dưới đây với 1 tháng có kinh nguyệt 2 lần là bệnh gì và có kinh nguyệt 2 lần trong 1 tháng có sao không? Mời bạn đọc cùng theo dõi!
1 tháng kinh nguyệt 2 lần là bệnh gì?
Thông thường chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 28 – 30 ngày, thời gian hành kinh sẽ dao động từ 3 – 7 ngày và chị em sẽ chỉ có 1 lần hành kinh trong một tháng. 1 tháng có kinh nguyệt 2 lần là hiện tượng rong kinh gặp rất nhiều ở chị em phụ nữ. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng rong kinh này và nó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như:
Ảnh hưởng từ tâm lý
Quá trình phóng noãn phải chịu sự chi phối rất nhiều từ hệ thống thần kinh trung ương cũng như hormone tuyến giáp, vùng dưới đồi. Vì vậy, tâm lý không ổn định hoặc gặp phải cú sốc nào đó sẽ tác động chi phối đến chu kỳ rụng trứng, gây ra hiện tượng 1 tháng có kinh 2 lần, thậm chí là nhiều hơn.
Thay đổi nội tiết tố
Nội tiết tố estrogen trong cơ thể phụ nữ ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới, khi nồng độ estrogen thay đổi, chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ chịu ảnh hưởng như rong kinh, rong huyết, kinh nguyệt ra nhiều, 1 tháng kinh nguyệt ra nhiều lần.
Trường hợp này có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là đối tượng bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì, rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh.
Do bệnh viêm phụ khoa
Một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, polyp cổ tử cung, một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục… cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra hiện tượng rong kinh ở nữ giới. Nếu mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nữ giới sẽ thấy những biểu hiện khác lạ ở vùng kín như ngứa ngáy, khí hư ra nhiều, có mùi hôi, thay đổi màu sắc, màu sắc máu kinh cũng có sự thay đổi khác thường.
Mắc bệnh u nang buồng trứng
Hiện tượng 1 tháng có kinh 2 lần là biểu hiện thường thấy của hội chứng buồng trứng đa nang. Hội chứng đa nang buồng trứng khiến cho nồng độ hormone bị rối loạn không theo chu kỳ, kéo theo đó là tình trạng kinh nguyệt không đều, điển hình là xuất huyết giữa chu kỳ.
Biểu hiện của bệnh lộn tử cung
Lộn tử cung là một trong những tác dụng của thuốc tránh thai gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo. Khi quan hệ, mô tử cung thường bị trợt và dễ chảy máu gây xuất huyết tử cung, nhưng nhiều người lại nghĩ đây là biểu hiện của kinh nguyệt nhưng thực tế lại không phải.
Bài viết liên quan tới kinh nguyệt nữ
Một tháng có kinh nguyệt 2 lần có sao không?
Mức độ ảnh hưởng của hiện tượng một tháng có kinh nguyệt 2 lần đối với sức khỏe sinh sản nữ giới còn phụ thuộc vào nguyên nhân xuất phát hiện tượng 1 tháng có kinh 2 lần là do đâu.
Nếu nguyên nhân là do ảnh hưởng từ tâm lý hoặc nội tiết tố estrogen, chị em phụ nữ chỉ cần điều hòa lại cơ thể, ổn định tâm lý cùng các chế độ chăm sóc sức khỏe khoa học hợp lý là chứng rối loạn kinh nguyệt sẽ được loại bỏ, kinh nguyệt có thể trở lại bình thường.
Tuy nhiên nếu hiện tượng rối loạn kinh nguyệt xuất phát bởi bệnh phụ khoa nào đó thì cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được khám và tìm cách khắc phục kịp thời. Các bệnh lý phụ khoa gây ra hiện tượng 1 tháng có kinh 2 lần có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc và tương lai của chị em phụ nữ, do vậy tuyệt đối không được chủ quan.
Kinh nguyệt 2 lần 1 tháng nên làm gì?
Dù nguyên nhân gây ra hiện tượng kinh nguyệt 2 lần trong 1 tháng là gì thì chúng chúng ta cũng cần phải bình tĩnh để giải quyết vấn đề, không nên quá lo lắng khiến tình trạng bệnh phức tạp và nặng hơn.
Giữ cho tinh thần và suy nghĩ luôn tích cực, thoải mái và lạc quan, cố gắng loại bỏ stress để cuộc sống nhẹ nhàng thoải mái hơn
Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng như lịch nghỉ ngơi, làm việc khoa học, tránh quá sức, đồng thời thường xuyên vận động để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khoa học. Hãy thường xuyên thay băng vệ sinh, 4 tiếng nên thay băng 1 lần để đảm bảo "cô bé" không bị vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Nếu tình trạng kinh nguyệt sớm có liên quan đến việc sử dụng thuốc thì cần tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn loại thuốc phù hợp, không gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh.
Sử dụng các biện pháp tránh thai như sử dụng bao cao su, thuốc tránh thai hàng ngày… để thay thế các loại thuốc tránh thai khẩn cấp.
Nếu như sau khi thay đổi vẫn không thấy có hiệu quả thì lúc này bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và chữa trị kịp thời. Bệnh không nên kéo dài, có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho người bệnh.
Mọi thông tin thắc mắc hay cần hỗ trợ về hiện tượng 1 tháng có kinh 2 lần có sao không? xin vui lòng gửi vào cửa sổ Chat góc bên phải màn hình hoặc liên hệ trực tiếp theo hotline: 0365 115 116 để được các chuyên gia của phòng khám phụ khoa Thái Hà tư vấn cụ thể.
Tư vấn online miễn phí là cách nhanh mà bạn có thể hiểu rõ về tình hình sức khỏe mà không cần đọc nhiều tài liệu. Hãy nhấp vào khung bên dưới để được tư vấn và giải đáp miễn phí.