Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365115116

Đau bụng trước khi hành kinh có sao không?

Đau bụng trước khi hành kinh có sao không?
Điểm trung bình: 5.4 / 10 ( 658 lượt đánh giá )

Đau bụng trước khi hành kinh là nỗi kinh hoàng của nhiều chị em, cũng là lý do khiến cho cánh mày râu coi những ngày kinh nguyệt của chị em trở thành ngày "báo động đỏ" cũng xuất phát từ lý do đau bụng kinh và stress của chị em gây ra. Tuy nhiên việc đau bụng trước khi hành kinh cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý nào đó khiến cho nhiều người lo lắng sợ hãi. Vậy đau bụng trước khi hành kinh có sao không và làm sao để không đau bụng kinh trước ngày kinh nguyệt.

Nguyên nhân đau bụng trước khi hành kinh

Đau bụng trước khi hành kinh

Đau bụng trước khi hành kinh là biểu hiệu của một số trạng thái bất thường trong cơ quan sinh sản của nữ giới. Vì vậy căn cứ vào độ tuổi để xác định những biểu hiện bệnh lý thường thấy ở những người có biểu hiện đau bụng trước khi hành kinh, các bác sĩ đã thống kê ra một số bệnh lý có biểu hiện trên như sau:

Cấu tạo tử cung bất thường: Thường gặp ở những bé gái mới bắt đầu bước vào tuổi dậy thì. Nếu như bộ phận sinh dục có những dị tật như cổ tử cung bị hẹp… sẽ khiến cho trước ngày hành kinh trở nên đau đơn vùng bụng dưới.

Xuất hiện vật lạ trong tử cung: Khi đưa những vật lạ vào trong tử cung, ví dụ như đặt vòng tránh thai... là nguyên nhân làm bụng dưới đau dữ dội trước và trong ngày hành kinh. Nếu gặp phải trường hợp này nhiều lần thì hãy nhanh chóng quay trở lại cơ sở y tế đã đặt vong để kiểm tra lại vòng có bị lệch hay gặp vấn đề gì không.

Tử cung co thắt không bình thường: Tình trạng đau bụng trước khi hành kinh có thể là do tác động nào đó làm tử cung thiếu máu, làm co thắt mạnh, co rút cơ tử cung gây đau bụng kinh. Theo một số nghiên cứu thì huyết áp cao được cho là có liên quan đến sự co thắt tử cung bất thường này.

Tử cung co thắt quá độ: Tình trạng co thắt tử cung quá độ sẽ gây áp lực làm tử cung thắt lại, người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn cả người đau bụng kinh vào những ngày trước khi kỳ kinh nguyệt diễn ra. Biểu hiện và tình trạng đau bụng kinh là giống nhau tuy vậy sự co thắt tử cung duy trì trong thời gian dài, khó thả lỏng hoàn toàn nên tử cung bị co thắt quá mức khiến bụng đau.

Prostaglandin tăng cao: Hàm lượng prostaglandin trong nội mạc tử cung và máu kinh nguyệt tăng cao làm cho co cơ thắt tử cung. Chứng minh đã cho thấy được prostaglandin ở những chị em bị chứng đau bụng kinh hành hạ cao hơn rất nhiều với những chị em không bị đau bụng kinh.

Lạc nội mạc tử cung: Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng trước khi hành kinh là do hàm lượng prostaglandin cao trong huyết thanh và dịch khoang bụng gây ra chứng lạc nội mạc tử cung và gây ra hiện tượng đau bụng kinh trước ngày nguyệt san xuất hiện.

Ngoài những nguyên nhân vừa được liệt kê, đau bụng trước khi hành kinh còn là do những nguyên nhân:

  • Căng thẳng, lo lắng, stress quá nhiều về học tập, công việc hay cuộc sống gây ra
  • Ăn quá nhiều thực phẩm có tính hàn
  • Vận động mạnh, cơ thể bị ướt lạnh, rất dễ dẫn đến đau bụng kinh
  • Ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài như nhà máy công nghiệp, mùi của các chất hóa học như xăng, dầu…

Vì vậy khi có dấu hiệu đau bụng kinh dữ dội bạn nên đến các bệnh viện phụ sản để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Đau bụng trước khi hành kinh có sao không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng đau bụng trước khi hành kinh là hiện tượng bình thường ở nữ giới. Tuy nhiên nếu hiện tượng này kéo dài trong nhiều tháng, cơn đau trở nên dữ dội thì hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và kiểm tra tìm hiểu nguyên nhân cụ thể.

Bởi nhiều trường hợp đau bụng trước khi hành kinh có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm nào đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Sau khi khám phụ khoa bác sĩ sẽ hướng dẫn cách để hạn chế, giảm thiểu những cơn đau bụng kinh hiệu quả.

Làm sao để không đau bụng kinh?

Để làm thuyên giảm đi những cơn đau bụng kinh hàng tháng, chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp dân gian giảm đau bụng kinh khá hiệu quả như:

Chườm nước nóng: Bạn có thể cho nước nóng vào túi chườm hoặc chai sau đó đặt lên vùng bụng dưới. Cách này sẽ giúp mạch máu trong tử cung được lưu thông dễ dàng.

Đắp gừng tươi: Gừng tươi có tính nóng, vì vậy khi bị đau bụng kinh, chị em có thể giã nát gừng tươi và đắp lên bụng khoảng từ 5-7 phút hoặc xoa dầu hoặc cao vào bụng cũng có tác dụng rất tốt để làm giảm những cơn đau.

Vệ sinh cho vùng kín luôn khô thoáng: Trong những ngày hành kinh, vùng kín luôn trong trạng thái ẩm ướt, vì vậy hãy chú ý vệ sinh vùng kín hằng ngày. Thay vệ sinh sau 4h/lần để đảm bảo "cô bé" luôn sạch sẽ và khô thoáng.

Hạn chế làm việc nặng: Trong những ngày hành kinh chị em nên hạn chế làm việc nặng, sinh hoạt tình dục trong những ngày này.

Giữ ấm cơ thể: Cơ thể bị lạnh sẽ làm cơ đau bụng của bạn thêm dữ dội. Hãy mặc ấm, dùng túi giữ nhiệt, ủ nóng để đặt vào bụng dưới sẽ rất tốt cho bạn.

Thể dục: Đi bộ vào đêm trước kỳ kinh, tham gia các hoạt động thể chất sẽ giúp hạn chế những cơn đau bụng kinh cho bạn.

Thực ra chứng đau bụng trước khi hành kinh chỉ là những dấu hiệu bình thường của con gái, nhưng nếu trường hợp đau đớn bất thường thì cũng không nên chủ quan để cơn đau kéo dài và diễn ra liên tục. Nếu bạn cảm thấy vẫn còn những vấn đề thắc mắc về những biểu hiện bất thường hay những cơn đau mang đến trong ngày kinh nguyệt thì hãy "Chat cùng chuyên gia" của phòng khám đa khoa Thái Hà ở bảng dưới đây để được tư vấn cụ thể.

Tư vấn online miễn phí là cách nhanh mà bạn có thể hiểu rõ về tình hình sức khỏe mà không cần đọc nhiều tài liệu. Bởi các bác sĩ phòng khám Thái Hà đều là những người có chuyên môn cao, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc một cách nhanh và chính xác. Hãy nhấp vào khung bên dưới để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám